Mụn cóc có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn vì trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy sướt chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất.
Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay, cũng là nguyên nhân gây mụn cóc. Ngoài ra, người bị suy giảm hệ miễn dịch như khi bị ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDs dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi.
Đây là bệnh gây ra do virus, có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt.
Có nhiều phương pháp gọi là “chữa mẹo” trong dân gian. Đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì đã nhiều người áp dụng nhưng không thấy có kết quả .
Nên chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá. Giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.
Sử dụng chấm nitơ lỏng, đốt điện, tiểu phẫu… là những cách khác có thể trị mụn trứng cá. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị hợp lý.